Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Bán Chim Bìm Bịp Bẫy tại Buôn Ma Thuột Đăk Lăk

             Chim bìm bịp thường sống ở sông suối, nơi có nhiều bụi cây rậm rạp. Theo y học cổ truyền, thịt bìm bịp có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, bổ thận dương, yếu sinh lý, tiêu ứ huyết, giảm đau, tiếp cốt.

Dùng trong các trường hợp thận dương suy yếu gây chứng liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm. Ngoài ra, còn dùng khi bị gãy xương, giúp cho xương chóng liền hoặc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, đau gối… Đặc biệt, chim bìm bịp ngâm rượu sẽ tăng tác dụng bổ thận tráng dương, giúp quý ông sung mãn.



- Dùng làm thú cưng nuôi, chim cảnh rất đẹp và rất độc.
- Dùng Thịt Chim Bìm Bịp dùng nấu chao ăn rất bổ và tốt cho sức khoẻ.
- Ngâm Rượu Chim Bìm Bịp để Uống :           - Cách chế Rượu Chim Bìm Bịp:  Bìm bịp vặt lông, mổ bỏ tạng phủ, không nên dùng nước để rửa mà lấy rượu gừng (30g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, ngâm trong 100ml rượu 35- 40%) để lau sạch máu và các vết bẩn, để khô. Ngâm rượu 3 lần. Lần đầu dùng rượu 60 độ, đổ ngập, ngâm trong 3 tháng; lần 2 dùng rượu 35- 40 độ ngâm trong 2 tháng, lần 3 dùng rượu 35 – 40 độ ngâm trong 1 tháng. Gộp dịch chiết của 3 lần lại. Do món ăn khoái khẩu của bìm bịp là rắn nên nhiều khi người ta còn cho bìm bịp ăn rắn, sau 3 ngày mới mang đi ngâm rượu, hy vọng sẽ tăng thêm tác dụng bổ thận tráng dương của bìm bịp.  Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml. Rượu ngâm chim bìm bịp còn có tác dụng hỗ trợ làm liền xương trong điều trị gãy xương kín.
Chim Bìm Bịp Bẫy tại Rừng:  ( chưa có ai nuôi số lượng tại nhà cả ):
- Loại Chim Bìm Bịp Trưởng Thành  110.000 vnđ/ con. ( Đặt trước một hai ngày ). Dùng để nuôi ăn thịt hoạc ngâm rượu rất tốt cho sức khoẻ.
- Loại Chim Bìm Bịp Đặc Biệt Dùng để  ngâm rượu uống: 500.000vnđ/ con. ( Hàng hiếm tuỳ thời điểm  ). Vì sao gọi là đặc biệt: 
Khi chim Bìm Bịp vừa sinh ra được một thời gian những người đi săn Chim Bìm Bịp bẻ chân con chim non Bìm Bịp và Khi chim Bìm Bịp mẹ về thấy vậy liền đi tìm loại cây thuốc rừng về cứu Chim Bìm Bịp Con, Và Chân Chim Bìm Bịp con lành lại rất  nhanh, Sau đó những người thợ lại làm một lần nữa và bẻ chân của con Bìm Bịp đi và Bìm Bịp Mẹ lại đi hái lá về cứu con. Lúc này chim Bìm Bịp con có trong người những vị thuốc rất tốt cho việc nhanh liền xương, để điều trị gẫy xương kín. Và Bắt chim con về dùng để ngâm rượu như một loài thuộc chữa bệnh rất tốt.)
Có thể nghiên cứu xem thông tin về Chim Bìm Bịp:
 Lần đầu tiên tôi kiếm được bìm bịp là năm 1987. Lần ấy, tôi đi với hai người bạn về vùng quê Yên Thế (đi quá Nhã Nam), nơi Đề Thám làm nên danh tiếng “Hùm Thiêng Yên Thế” đánh Pháp vỡ mật.
Đi sâu về phía rừng. Một trong hai tay đi du hí với tôi bây giờ là Tiến sỹ Phan Kế Long – ở Viện Sinh Thái & Tài Nguyên Sinh Vật. (Hơn chục năm sau, thật tình cờ, chẳng ai bao ai chúng tôi đều làm tiến sỹ ở Bỉ, tuy ở 2 trường khác nhau, nhưng đúng là cái duyên.) Long học cùng tôi từ lớp vỡ lòng! … Mới rồi thấy được phong tước Phó giám đốc Viện bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Quay lại con bìm bịp. Hôm ấy mấy đứa được dẫn đi vào chợ Thổ. Gọi như vậy, là người Kinh ở đó gọi chung vùng và người dân tộc không nói tiếng Kinh là người Thổ, gồm nhiều dân tộc khác nhau (mán, sán dìu, mông…).
(Tôi đoán ý là gọi là thổ dân gốc ở vùng rừng núi.)
Tôi với Long thấy họ bán chim non, trông khi bé thì giống sáo, nhưng to hơn nhiều, dạn người, mỏ cứng sắc, cạp vào khá đau. Chúng nó kêu rin rít, oang oác… đinh tai. Không nhớ rõ lắm quá trình ra quyết định thế nào, nhưng cuối cùng quyết là mua. Mà mua cũng rẻ lắm. … Về sau mọi người nói cho mới biết là bìm bịp, là cái giống chim vẫn kêu tiếng bíp bịp bip bịp… văng vẳng cuối chiều ở ngoài đồng.
Trước khi tận mắt mang bìm bịp về Hà Nội, cho ăn, chăm sóc… tôi chỉ biết qua truyện cổ tích về anh nhà nghèo thấy có chim lạ cắp lá về chữa gãy chân cho chim con, nên rình bắt bẻ chân, rồi đi theo chim xem lấy lá gì cứu con. Loài chim ấy là bìm bịp.
Loài này háu ăn kinh khủng, kêu oáng khi đói, cho ăn chỉ một loáng sau đã lại kêu ầm ĩ.
Bây giờ vì quyết là sẽ nuôi bìm bịp ở vườn Chẫu mở rộng, tôi lại quan tâm tìm hiểu kỹ hơn về loài chim háu ăn này.

Chim Bìm Bịp

Chim bìm bịp có hai loài. Loài kích thước lớn có tên khoa học là Centropus sinensis Stephen. Loài nhỏ là C. benghalensis Gmelin. Hai loài đều có thân mình dài, mỏ to nhọn, mắt đỏ, đuôi dài hơn cánh. Toàn cơ thể có lông màu đen, riêng cánh màu nâu đỏ.
Là loài chim định cư, bìm bịp sống ở khắp vùng đồng bằng, trung du và vùng núi có độ cao 600-800 m. Loài chim bìm bịp lớn chuyên sống ở ven rừng có cây cối rậm rạp; loài nhỏ ưa vùng có nhiều lau sậy và cây bụi nhỏ. Bộ phận dùng làm thuốc của chim bìm bịp là cả con, làm sạch lông, bỏ hết phủ tạng rồi dùng sống.
Thịt chim bìm bịp vị ngọt, tính ấm, không độc, được dùng làm thuốc bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, chữa hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng, sản hậu.
Nhân dân dùng cả hai loài bìm bịp lớn và nhỏ làm thuốc.
Chim bìm bịp
Chim bìm bịp
Bìm bịp lớn là một loại chim to vừa phải, định cư, suốt năm sống trong vùng làm tổ nhỏ hẹp của mình và không đi đâu xa. Nơi ở thích hợp với loài bìm bịp lớn là lùm cây, ven rừng có nhiều bụi cây rậm rạp. Loài này làm tổ trong bụi cây rậm, thường là ở trong các bụi tre, cách mặt đất 1-2 m.
Khi điều kiện không thuận lợi, chúng làm tổ cả ở những cành cây tương đối thưa lá. Tổ hình túi dài, miệng tổ hơi nghiêng về một bên. Mỗi lứa bìm bịp lớn đẻ 3-4 trứng; trứng dài 37-39 mm, đường kính 29-30 mm.
Bìm bịp lớn ăn cóc, nhái, rắn nhỏ, trứng chim, mối, cua đồng, cào cào, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi cả hạt thực vật. Chim bìm bịp nhỏ ở những sườn đồi, chân núi có nhiều cỏ tốt và bụi cây nhỏ, làm tổ trong các bụi cây hay bụi rậm cách mặt đất 1m. Mỗi lứa đẻ 3-4 trứng, trứng dài 29-31 mm, đường kính 23,8-25 mm. Mùa đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 7. Bìm bịp nhỏ ăn cả động vật và thực vật, nhưng thức ăn chính là động vật: như côn trùng cánh cứng, cào cào, cá nhỏ, ốc, mối, kiến, nhái, cánh hoa và hạt cỏ dại.
* * *
Dân gian hay ngâm chim bìm bịp với rượu và một số vị thuốc khác để làm thuốc chữa liệt dương, suy nhược, hen suyễn, đái buốt. Chim bìm bịp cũng được dùng chữa nhiều bệnh khác như đau lưng, sản hậu, gãy xương kín…
Bộ phận dùng làm thuốc của chim bìm bịp là cả con, làm sạch lông, bỏ hết phủ tạng rồi dùng sống. Thịt chim bìm bịp vị ngọt, tính ấm, không độc, được dùng làm thuốc bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, chữa hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng, sản hậu.
Dạng dùng thông thường là thịt chim nấu cháo ăn hằng ngày. Hoặc ngâm 2 con bìm bịp (một con lớn và một con nhỏ) với 1 lít rượu 35-40 độ trong vài tháng, càng lâu càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml. Rượu ngâm chim bìm bịp còn có tác dụng hỗ trợ làm liền xương trong điều trị gãy xương kín.
Dân gian hay ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè hoặc cá ngựa và một số thảo dược như sâm rừng, nhất là củ sâm cau. Đặc biệt, rượu bìm bịp ngũ xà (ngâm với 5 con rắn là hổ mang, cạp nong, hổ trâu, rắn ráo và rắn sọc dưa) rất thích hợp với thể trạng suy yếu, hay đau nhức ở người cao tuổi.
Cũng với công dụng trên, dân đồng bằng sông Cửu Long để chim bìm bịp bị đói trong hai ngày, sau đó cho ăn một con rắn và chờ đúng ba ngày mới làm thịt rồi ngâm rượu. Họ cho rằng làm như vậy thì tinh chất của thịt rắn sẽ ngấm vào thịt chim, làm cho dược tính của thịt chim bìm bịp tăng lên gấp đôi.

Nói thêm về chim bìm bịp

Bìm bịp là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Do vậy, những năm gần đây, việc thu hẹp môi trường đã làm số lượng cá thể giảm thấy rõ.
Đặc điểm sinh trưởng: Bìm bịp có màu lông giống nhau ở chim trống và chim mái. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ au, đôi chân đen bóng.
Bìm bịp trưởng thành lớn bằng cu cườm Trung quốc nhưng dài đòn hơn. Ở cùng độ tuổi, chim trống thường nhỏ hơn chim mái (8/10). Từ chót mỏ đến chót đuôi dài 35-38cm. Mỏ cong dài 3,5cm. Lúc xếp lại cánh dài 16-18cm. Đuôi dài 18-20cm. Nhìn bên ngoài thân dày 8-9cm. Bàn chân bốn ngón sắp xếp đặc trưng cho một số loài chim chuyên ăn rắn, phía trước và sau đối xứng nhau, một cặp ngắn, một cặp dài.
Tập tính sống: Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Do vậy bạn hay nghe “Bìm bịp kêu chiều”, “Bìm bịp gọi con nước lớn…” trong các giai điệu ca cổ là không phải ngẫu nhiên.
Đặc điểm dinh dưỡng: Bìm bịp là loại chim ăn thịt, chúng thích ăn mồi sống và nhất là rắn. Chim con có nhu cầu thức ăn ngày một nhiều, thời gian ở tổ lại khá lâu nên bố mẹ biết dự trữ thức ăn bằng cách bắt rắn về “giam lỏng”. Do vậy, mỗi khi tìm thấy tổ bìm bịp là có thể tìm thấy rắn gần đó. Nhưng tại sao rắn không làm hại đến chim con lại là điều bí ẩn! Có ý kiến cho rằng lông và phân bìm bịp quanh tổ có mùi đặc trưng mà hầu hết các loài rắn không dám đến gần. Một số ít không sợ “mùi” này thì bìm bịp đã biết và giết chết trước khi đưa về tổ. Như vậy, bìm bịp dự trữ lương thực ở tổ là những loài rắn mà chúng biết chắc sẽ không hại đến con mình. Khả năng diệu kỳ này của bìm bịp chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Đặc điểm sinh sản: Mùa sinh sản của bìm bịp kéo dài 5 tháng. Những cặp ở bưng biền thường đẻ sớm hơn chim ở đất gò. Mỗi năm bìm bịp đẻ 2-3 lứa, thường 1-2 lứa. Mỗi lứa đẻ từ 2-4 trứng thường nở 2-3 con. Tổ được lót trong bụi rậm cách mặt đất chừng 1-2 m bằng cỏ và lá cây, giống tổ chuột đồng.
2014-11-08_bimbip2

Thú nuôi bìm bịp

* Giữ nhà: Bìm bịp không biết nói nhưng kêu rất to, tính khí lại hung dữ nên có thể nuôi để giữ nhà. Người nuôi muốn thành công, thứ nhất phải nuôi từ chim con và thả tự do như bồ câu, thứ hai phải có thời gian luyện tập. Bẩm sinh bìm bịp không biết giử nhà mà khả năng này có được là do con người luyện tập dựa trên hai yếu tố cơ bản: tập tính bảo vệ lãnh thổ và phản xạ có điều kiện.
– Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Khi chim sắp trưởng thành, bạn không nên nhốt lồng mà thả tự do trong phạm vi vườn nhà. Điều này có ý nghĩa khoanh vùng lãnh thổ – Nếu ai xâm lấn chúng sẵn sàng tấn công theo bản năng bảo vệ lãnh thổ.
– Phản xạ có điều kiện: Sau mỗi đợt tấn công đối phương, bạn nên cho bìm bịp ăn ngon. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy nghĩa là bạn đang thiết lập một phản xạ có điều kiện. Như vậy có thể nói việc “giữ nhà” của bìm bịp sẽ không ngừng nếu bạn luôn thưởng “hậu” cho chúng.
* Trừ rắn: Nuôi bìm bịp trong vườn nhất là những vườn có giàn hoa rậm, bụi um tùm thì bạn yên tâm sẽ không có rắn, bởi bìm bịp săn lùng suốt ngày, hơn nữa “mùi” của chúng có thể xua đuổi được rắn.
* Làm chim mồi: Với bìm bịp, chim trống hay mái đều có thể luyện thành chim mồi, tuy nhiên nhiều nhà kinh nghiệm lại khuyên nên chọn mái, bởi chim mái có duyên “ghi bàn” hơn! Nếu nuôi từ chim con, bạn cần phải có thời gian 2-3 năm mới có mồi hay, còn nuôi từ chim bổi thì nhanh hơn nhưng việc thuần dưỡng lại khó khăn hơn nhiều.

Liên hệ : www.dacsandaklak.net   Điện Thoại : 0914.997.997

1 nhận xét:

  1. Cho mk hỏi là bạn có thu mua bìm bịp ko. Và giá cả là bn ạ

    Trả lờiXóa